Hãy hỏi bất kỳ cặp đôi nào và bạn sẽ nhanh chóng biết rằng không ai thực sự ưa thích quá trình tạo danh sách khách mời cho đám cưới của họ. Quá trình này có thể cực kỳ khó khăn, đặc biệt là khi những ý kiến trái chiều của cặp đôi và gia đình bắt đầu mâu thuẫn nhau. Điều này thường xảy ra, đặc biệt là trong lần phác thảo danh sách đầu tiên. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi có rất nhiều người bạn cảm thấy cần đưa vào bản nháp lần một — từ gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đến các mối quan hệ xã hội của cha mẹ - nhưng cắt giảm là điều cần phải làm. Để giảm thiểu xung đột, bạn có thể tham khảo các nguyên tắc thu hẹp danh sách của mình. Nếu bạn và chồng sắp cưới đang đối mặt với những quyết định cắt giảm khách mời khó khăn, các mẹo trong bài viết sẽ trả lời tất cả các câu trả lời thiết yếu nhất về danh sách khách mời — giúp bạn tiết kiệm thời gian quý báu trong giai đoạn lập kế hoạch đám cưới bận rộn.
Bạn thời thơ ấu
Vấn đề đầu tiên, chắc chắn nhiều cặp đôi phải vật lộn với việc liệu những người bạn thời thơ ấu có nên được nhận lời mời hay không. Tuy nhiên, bạn không bắt buộc phải bao gồm họ. Một câu hỏi quan trọng để tự hỏi bản thân khi quyết định ai nên được bao gồm trong danh sách khách mời: Bạn có dịp nào sẽ ăn uống, gặp gỡ với họ vào một thời điểm nào đó trong năm tới không? Nếu có, hãy thêm họ vào danh sách ưu tiên. Nếu bạn và họ đã không thường xuyên liên lạc trong nhiều năm, hãy ghi tên họ vào danh sách B.
Người thân, họ hàng
Gia đình, họ hàng thân cận là một danh sách khách mời đám cưới không cần bàn cãi, cũng như bác ruột, cô, chú, anh chị em họ và ông bà. Nhưng đối với những người họ hàng xa, một nguyên tắc nhỏ là không nên chỉ mời những người bạn thích - nếu bạn không muốn mối quan hệ họ hàng bị trục trặc và gượng gạo. Nếu mời, hãy mời tất cả, hoặc nếu không, bạn có thể chọn không mời ai cả trong những người họ hàng xa của mình.
Đồng nghiệp
Quy tắc áp dụng tương tự cho những người đồng nghiệp trong nơi công tác của cả hai bạn: Liệt kê tất cả mọi người trong phòng ban, bộ phận bạn đang làm vào danh sách mời cưới, hoặc không mời ai cả. Chỉ dành trường hợp ngoại lệ cho những đồng nghiệp mà bạn gặp gỡ bên ngoài văn phòng và ngoài giờ làm việc — trong trường hợp đó, những đồng nghiệp này đã thực sự là một người bạn.
Cấp trên
Việc sếp của bạn có cần được đưa vào danh sách khách mời đám cưới hay không có thể là một quyết định khiến hai bạn mất nhiều thời gian suy nghĩ. Nếu họ là người mà bạn cần phải cộng tác chặt chẽ, đừng chần chừ mà hãy đưa ngay họ vào danh sách ưu tiên. Tất nhiên, bản chất và hình thức lễ cưới của bạn cũng cần được xem xét. Nếu bạn đang tổ chức một sự kiện cưới thân mật (private wedding), sẽ không sao cả khi sếp của bạn không được đưa vào danh sách khách mời. Nhưng nếu bạn đang lên kế hoạch cho một lễ cưới khá lớn và đang làm việc tại một công ty nhỏ, thì việc mời người đứng đầu là điều việc cần làm để đảm bảo phép lịch sự.
Bạn có cần mời những người mà bạn đã tham dự đám cưới của họ trước đó không ?
Nếu đám cưới của bạn bè bạn diễn ra gần đây, và hai bạn vẫn còn thân thiết - và nếu ngày trọng đại của bạn có quy mô tương tự như của họ hoặc lớn hơn - thì hẳn họ sẽ là khách mời của bạn.
Tuy nhiên, nếu đám cưới của bạn có quy mô nhỏ hơn, họ và bạn đã không còn liên lạc có thể vì người kia bận bịu với cuộc sống gia đình, thì việc gửi lời mời tới họ không phải là điều bắt buộc. Hãy thận trọng nếu mời những người bạn chung của cả hai; khéo léo nói trước với những người đó về sự hạn chế trong danh sách khách mời, để họ không tiếp tục nói về đám cưới của bạn trước mặt những người không được mời và tạo ra khoảnh khắc khó xử cho mọi người.
Hy vọng các tips trên đây từ Biihappy sẽ giúp quá trình sàng lọc và tạo danh sách khách mời của hai bạn trở nên “dễ thở” hơn, giúp giải tỏa bớt căng thẳng và cho bạn nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho các công đoạn đám cưới khác. Biihappy chúc bạn có một quá trình chuẩn bị lễ cưới một cách thật trọn vẹn và hoàn hảo nhé !