Cách phân bổ ngân sách cho đám cưới 200 triệu hợp lý nhất

Đám cưới là sự kiện trọng đại trong cuộc đời của mỗi người. Để có một đám cưới trọn vẹn và đáng nhớ, việc lên kế hoạch và phân bổ ngân sách hợp lý là việc bạn không thể bỏ qua.

Nếu ngân sách của bạn dành cho đám cưới chỉ có 200 triệu thì nên phân bổ như thế nào cho hợp lý nhất nhỉ?

Thực ra ngân sách 200 triệu cho một đám cưới cũng không phải quá khó khăn, bạn hoàn toàn có thể tổ chức một đám cưới ấm cúng với sự tham gia của khoảng 200-300 khách mời cho ngày lễ trọng đại của mình.

Hãy cùng Bii tìm hiểu xem nên phân bổ 200 triệu cho một đám cưới như thế nào cho hợp lý nhé!

dam-cuoi-200-trieu-dong-1.jpg (48 KB)

1. Chi phí ăn uống:

Chi phí ăn uống là một trong những khoản chi lớn nhất trong đám cưới. Trung bình, chi phí ăn uống cho một bàn tiệc khoảng 3-4 triệu đồng. Với số lượng khách mời khoảng 200-300 người, chi phí ăn uống sẽ dao động từ 200 triệu đến 300 triệu đồng.

Để tiết kiệm chi phí ăn uống, bạn có thể lựa chọn tổ chức đám cưới vào các ngày trong tuần, giảm số lượng bàn tiệc, hoặc lựa chọn những nhà hàng, khách sạn có giá cả hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự nấu ăn tại nhà hoặc đặt tiệc buffet để tiết kiệm chi phí.

Như vậy thì chi phí cho mỗi bàn tiệc sẽ chỉ rơi vào khoảng 1,5-2 triệu đồng. Vậy thì bạn có thể tổ chức cho khoảng 50 mâm tiệc với chi phí khoảng 100 triệu đồng (50% ngân sách). Còn lại 50% ngân sách để cho những khoản chi tiêu khác.

2. Chi phí lễ vật:

Chi phí này bao gồm tiền mua nhẫn cưới, tiền mua tráp lễ vật, tiền mua xe hoa, tiền thuê đội bê lễ,... Thông thường sẽ chiếm khoảng 15% tổng chi phí đám cưới.

Bạn có thể căn cho khoảng 30 triệu đồng cho những khoản chi phí này.

Để tiết kiệm chi phí bạn nên chọn những cửa hàng uy tín và có giá bán hợp lý.

3. Chi phí chụp ảnh cưới, quay phim:

Chi phí chụp ảnh cưới và quay phim sẽ bao gồm chi phí chụp ảnh trước khi cưới và quay chụp trong đám cưới.

Để tiết kiệm chi phí chụp ảnh cưới tiết kiệm bạn có thể lựa chọn chụp ảnh studio thay vì chụp ảnh ngoại cảnh phải di chuyển nhiều, sẽ mất thêm chi phí di chuyển.

Còn về phần quay chụp trong ngày cưới thì bạn có thể nhờ người thân quay chụp cho. Nếu bạn vẫn muốn có thợ quay chụp thì bạn có thể cân nhắc thuê trọn gói cùng với chụp ảnh cưới luôn thì có thể sẽ có mức giá tốt hơn.

Như vậy, chi phí cho chụp ảnh cưới và quay phim rơi vào khoảng 10 triệu là hợp lý.

4. Chi phí trang phục cưới:

Chi phí này bao gồm tiền mua áo cưới, quần áo cô dâu chú rể, tiền thuê trang phục truyền thống, tiền trang phục cho bố mẹ đôi bên…

Để tiết kiệm nhất chi phí thì bạn nên thuê trang phục thay vì mua mới, có thể thuê trọn gói ở cùng một nơi thì giá sẽ tốt hơn.

Ngoài ra, một số việc khác như makeup, cô dâu có thể tự làm hoặc nhờ người thân makeup đơn giản là được. Những khoản nhỏ như thế này cũng có thể tiết kiệm được phi phí kha khá đó.

Dự trù ngân sách cho trang phục:

Trang phục cô dâu: 2 triệu

Trang phục chú rể: 1 triệu

Trang phục bố mẹ 2 bên: 4 triệu

→ Tổng chi phí trang phục: 7 triệu

dam-cuoi-200-trieu-dong-2.jpg (63 KB)

5. Chi phí trang trí tiệc cưới

Chi phí này bao gồm tiền thuê địa điểm tổ chức tiệc cưới, tiền thuê bàn ghế, tiền thuê âm thanh, ánh sáng,.. 

Nếu bạn có địa điểm và chỉ cần thuê rạp cưới hoặc nếu có trung tâm tiệc cưới ở gần nhà thì bạn thuê luôn tại trung tâm tiệc cưới cũng được, chi phí sẽ rơi vào khoảng 15-20 triệu bao gồm cả bàn ghế, âm thanh và ánh sáng…

6. Chi phí khác

Chi phí khác này có thể bao gồm các khoản chi phí nhỏ như: thiệp cưới, tiền mua quà và các khoản chi phí phát sinh khác.

Đám cưới nào cũng vậy, gần như lúc nào cũng sẽ có những khoản chi phí·phát sinh ngoài kế hoạch ngân sách. Để đảm bảo chi tiêu không vượt quá ngân sách thì bạn nên có một khoản dự trù cho những chi tiêu phát sinh.

Chi phí này bạn có thể để tầm 10-15% là khoảng 20-30 triệu đồng.

dam-cuoi-200-trieu-dong-3.jpg (109 KB)

Dựa trên những gợi ý trên, bạn có thể phân bổ ngân sách cho đám cưới 200 triệu như sau:

Chi phí ăn uống: 100 triệu đồng

Chi phí lễ vật: 30 triệu đồng

Chi phí chụp ảnh cưới, quay phim: 10 triệu đồng

Chi phí trang phục cưới: 7 triệu đồng

Chi phí trang trí tiệc cưới: 20 triệu đồng

Chi phí khác: 30 triệu đồng

Tổng chi phí: 197 triệu đồng

Tuy nhiên, đây chỉ là những gợi ý chung. Bạn có thể điều chỉnh ngân sách cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.

Một số lưu ý khi phân bổ ngân sách cho đám cưới:

  • Lập kế hoạch chi tiêu cụ thể và chi tiết bằng tính năng quản lý ngân sách đám cưới của iWedding
  • Xác định những khoản chi quan trọng và cần thiết.
  • So sánh giá cả và chất lượng của các dịch vụ trước khi lựa chọn.
  • Tìm kiếm các chương trình khuyến mãi, giảm giá.
  • Tận dụng những mối quan hệ để có được những ưu đãi tốt nhất.

Bii tin rằng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hợp lý như vậy, bạn sẽ có một đám cưới trọn vẹn và đáng nhớ. Hãy đăng ký theo dõi Bii để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích nữa cho đám cưới của bạn thêm trọn vẹn nhé!

Hãy Like nếu bạn thấy thích bài viết này nhé :)
Biihappy's Blog (Biiblog)

Biihappy.com

Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã đọc hết bài viết của Biiblog, nếu bạn thấy nó hữu ích hay có bất kỳ ý kiến gì hãy comment bên dưới cho mình biết với nhé!. Cảm ơn bạn rất nhiều!!!!!!!!!