Chi phí tổ chức đám cưới bao gồm những gì?

Đám cưới là một sự kiện trọng đại trong đời, chắc chắn rằng cặp đôi nào cũng muốn chuẩn bị thật kỹ lưỡng để có thể có được một đám cưới hạnh phúc, trọn vẹn và đáng nhớ nhất. Việc quản lý tài chính vẫn luôn là vấn đề quan trọng được các cặp đôi quan tâm, để có thể quản lý tốt nhất chi phí cho đám cưới của bạn, hãy đọc hết bài viết này của Bii để chuẩn bị lên kế hoạch tốt nhất cho đám cưới của bạn nhé!

chi-phi-to-chuc-dam-cuoi-bao-gom-nhung-gi-1.jpg (63 KB)

1. Chi phí tổ chức đám cưới bao gồm những gì?

Tùy theo phong tục tập quán khác nhau theo mỗi vùng miền, mỗi văn hóa và mỗi điều kiện gia đình khác nhau thì chi phí tổ chức đám cưới sẽ có những sự khác nhau nhất định. Nhưng nhìn chung, chi phí tổ chức đám cưới sẽ bao gồm:

Chi phí lễ dạm ngõ: Đây là lễ ra mắt hai bên gia đình, thường được tổ chức nhỏ gọn, đơn giản. 

Chi phí lễ ăn hỏi (lễ đính hôn): Đây là lễ chính thức về việc hứa hôn của hai bên gia đình, thường được tổ chức trang trọng hơn lễ dạm ngõ.

Chi phí lễ cưới: Đây là lễ thành hôn chính thức của hai vợ chồng, thường được tổ chức lớn nhất và cũng tốn kém nhiều chi phí nhất. 

2. Vì sao cần phải có kế hoạch chi phí cho đám cưới?

Việc lập kế hoạch chi phí cho đám cưới là vô cùng quan trọng, có kế hoạch chi phí chi tiết sẽ giúp cho các gia đình và các cặp đôi tiết kiệm được rất nhiều những khoản chi phí phát sinh không đáng có, có sự dự trù ngân sách hợp lý đảm bảo đám cưới được diễn ra thuận lợi và hoàn hảo nhất.

Ngoài ra, kế hoạch chi phí cũng giúp các cặp đôi tránh được tình trạng chi tiêu vượt quá ngân sách cho phép để đảm bảo ngân sách cho những kế hoạch chi tiêu khác.

chi-phi-to-chuc-dam-cuoi-bao-gom-nhung-gi-2.jpg (73 KB)

3. Bảng dự trù kinh phí đám cưới mới nhất 2024

Tùy vào điều kiện và nhu cầu, mỗi gia đình sẽ có những yêu cầu về chi phí tổ chức đám cưới khác nhau. Nhưng nhìn chung, đây là một số hạng mục chi tiêu cơ bản cho một đám cưới hiện nay:

Đám cưới nhà trai

  • Sính lễ: 40 triệu đồng
  • Mâm quả cưới: 10 triệu đồng
  • Tiền nộp tài: 10 triệu đồng
  • Tiền thiệp cưới: 3 triệu đồng
  • Trang phục và trang điểm: 5 triệu đồng
  • Đi lại: 15 triệu đồng
  • Ảnh cưới, quay phim: 15 triệu đồng
  • Rạp cưới, âm thanh, MC: 25 triệu đồng
  • Cỗ tiệc cưới: 100 - 150 triệu đồng
  • Khoản chi khác (trái cây, hoa quả, bánh kẹo, nước uống, trang trí tân hôn…): 20 triệu

Tổng: 243 - 293 triệu đồng

Đám cưới nhà gái

  • Trang sức cho cô dâu: 15 triệu đồng
  • Thiệp cưới: 1,5 triệu đồng
  • Trang phục và trang điểm: 10 triệu
  • Trang trí bàn thờ gia tiên: 2 triệu
  • Cỗ tiệc cưới: 80 - 100 triệu đồng
  • Chi phí phát sinh khác: 15 triệu đồng

Tổng: 123,5 - 143,5 triệu

4. Cách quản lý chi phí cho một đám cưới hiệu quả

Bên trên chỉ là chi phí dự kiến để tham khảo, tuy nhiên mỗi gia đình sẽ có những yêu cầu khác nhau về chi phí tổ chức đám cưới. Vì vậy, để có thể quản lý chi phí cho đám cưới một cách hiệu quả nhất thì bạn nên áp dụng những cách sau:

chi-phi-to-chuc-dam-cuoi-bao-gom-nhung-gi-3.jpg (75 KB)

Dự trù ngân sách: các cặp đôi cần xác định rõ ngân sách cho đám cưới của mình dựa trên tình hình kinh tế thực tế, tập trung vào những nhu cầu mong muốn và có thể cắt giảm những chi phí không cần thiết. Việc lên kế hoạch ngân sách trước sẽ giúp bạn dễ nắm bắt và quản lý chi phí hơn.

Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết: Sau khi xác định được ngân sách, các cặp đôi cần lập kế hoạch chi tiết cho từng hạng mục cụ thể. Điều này sẽ giúp các cặp đôi tránh được tình trạng chi tiêu vượt quá ngân sách. Bạn có thể trực tiếp sử dụng chức năng quản lý ngân sách đám cưới của iWedding để lập kế hoạch và quản lý ngân sách đám cưới của bạn ngay trên điện thoại, rất tiện lợi mà bạn có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi chỉ với chiếc điện thoại. Đăng ký ngay tại đây!

Tìm hiểu kỹ về các dịch vụ đám cưới: Khi lựa chọn các dịch vụ cho đám cưới, các cặp đôi nên so sánh giá cả của các đơn vị cung cấp khác nhau cũng như tìm hiểu so sánh chất lượng sản phẩm dịch vụ của mỗi bên để có được lựa chọn hợp lý và tốt nhất. Ngoài ra, việc lên kế hoạch sớm để đặt sớm trước các dịch vụ cũng sẽ có thể có được mức giá tốt hơn cũng như tránh trường hợp không tìm được đơn vị dịch vụ hợp lý khi tìm quá sát ngày cưới.

Sử dụng công cụ quản lý ngân sách đám cưới: Bạn có thể lựa chọn một công cụ bất kỳ để quản lý ngân sách như Excel, phần mềm quản lý tài chính,... Đặc biệt, chức năng quản lý ngân sách đám cưới tại iWedding được thiết kế dành riêng cho việc quản lý, phân bổ chi phí cho đám cưới, bạn có thể xây dựng ngân sách và lựa chọn đối tượng chịu trách nhiệm cho mỗi loại chi phí luôn, cực kỳ tiện lợi, bạn có thể thử ngay tại đây nhé!

Trên đây là tất cả các hạng mục chi phí cơ bản cho đám cưới và cách giúp bạn quản lý chi phí đám cưới hiệu quả, mong rằng bài viết sẽ có ích với bạn. Đăng ký theo dõi Bii ngay để nhận được thông báo cho những bài viết mới nhất của chúng mình nha!

Hãy Like nếu bạn thấy thích bài viết này nhé :)
Biihappy's Blog (Biiblog)

Biihappy.com

Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã đọc hết bài viết của Biiblog, nếu bạn thấy nó hữu ích hay có bất kỳ ý kiến gì hãy comment bên dưới cho mình biết với nhé!. Cảm ơn bạn rất nhiều!!!!!!!!!